#03 Câu chuyện 1 m2 đất
Quốc hội vừa thông qua Luật đất đai trong một phiên họp “bất thường” và một trong những vấn đề thảo luận sôi nổi trong nghị trường và trong xã hội lại là 1m2.
Chào mừng quý anh
chị và các bạn đến với Podcast An, Thong dong giữa đời số thứ 3 với chủ đề
Câu chuyện 1 m2 đất.
1m2 đất, một tựa
đề có vẻ rất tò mò. Vẫn biết đất là rất quan trọng với đời sống mỗi con người,
“khi ta ở, đất chỉ là nơi ta ở, khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn!” (Chế Lan
Viên). Vì vậy, nhắc đến đất, mỗi người trong chúng ta không chỉ nhận ra khái niệm
vật lý của nó mà có liên tưởng ngay đến những rung động trong tim liên quan đến
đất. Đất là nơi ta sinh ra, đất là nơi ta lớn lên, đất là nơi có tuổi thơ ta, nơi
Ông, Bà, Cha, Mẹ ta ở đó. Sự thiêng liêng của đất không chỉ vì nó có giá trị bạc
triệu, bạc tỷ mà còn là những giá trị thân thương, sâu kín tận tâm hồn mỗi con
người.
Nguồn ảnh: tạo bởi Bing AI |
Lang man như vậy để chúng ta làm quen trước khi vào chủ đề chính. Theo dõi tình hình đất đai ở Việt Nam chúng ta phần đông sẽ nhận thấy có rất nhiều khu đô thị, khu dân cư hình thành ở nơi trước đây là vùng đất hoang vu, đang canh tác, hay nuôi trồng, hoang hóa hay nơi trước đây là các khu nhà ở tạm bợ, chắp vá. Đây chính là sản phẩm của một quá trình từ quy hoạch dự án, thu hồi đất và thực hiện việc xây cất, làm cơ sở hạ tầng như đường xá, công viên, vỉa hè, ... Quá trình này tạo nên sự khang trang cho đô thị và cung cấp cho thị trường nguồn căn hộ, nhà ở, biệt thự, trung tâm thương mại, giáo dục, thể thao, ... Tuy nhiên, quá trình này cũng gắn liền với những hệ lụy như người sử dụng đất trước đây bị cưỡng chế, bị thu hồi, bị đền bù với mức giá “không công bằng”. Không công bằng được đặt trong ngoặc kép vì còn tùy chủ thể và tùy góc nhìn. Chẳng hạn với chính quyền thì có nguồn thu từ thuế, từ sự thu hút cư dân, chủ dự án thì có nguồn lợi từ quá trình quy hoạch và kinh doanh dự án, ... nhưng cũng có những nhóm người bị thiệt hại trong quá trình này như các hộ dân phải di dời để nhường đất cho dự án, những người mặt tiền đường phải rời đi để rồi có những người trước đây ở trong hẻm sâu giờ lại ra mặt tiền đường ... và quan trọng nhât là người dân chúng ta, trước đây có thể ngắm sông, tắm biển, trèo đồi, cắm trại thì giờ đây chỉ được dành cho những bãi tắm hạn chế, những khu đồi trọc, ... còn các nơi đẹp đẽ, trữ tình, êm ả có khi đã là khách sạn, resort, sân golf, bến du thuyền, ... là khu vui chơi dành cho một số người hạn chế. Đặc biệt, vấn đề nổi cộm trong quá trình này là việc chuyển công năng đất từ các loại đất rừng, đất trồng trọt, đất canh tác, ... thành đất ở, đất thương mại, dịch vụ. Việc yêu cầu có tối thiểu 1 m2 đất ở mới được phép làm dự án dấy lên tranh luận vì có vẻ vô lý, khôi hài, ... với các lập luận như giá trị m2 đất ở này sẽ có giá rất cao, 1 m2 đất ở này sẽ phát sinh quá trình chạy chọt, vậy có ai có chỉ 1 m2, ... Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ quy định pháp luật phải mang tính cụ thể và đảm bảo tính thực thi thì đây lại là một cách tiếp cận hay vì sẽ tránh được hiện tượng quy hoạch tự vẽ ra những dự án đô thị trên các nguồn đất không dành cho đô thị nhân danh làm khu dâu cư để chuyển đổi mục đích đất nhằm sinh lợi cho nhóm lợi ích.
Để kết lại, xã hội
là một tập hợp của rất nhiều chủ thể, đa dạng về chủng, về loài, về quan điểm. Đúng
sai, còn tùy góc nhìn, còn tùy lợi ích và quan điểm. Điều quan trọng là, thông qua
tranh luận, trao đổi, bày tỏ quan điểm, lợi ích sẽ được tiến dần đến sự phổ quát
cho mọi người mọi loài.
Mong thay khi có nhiều tranh luận, nhiều quan điểm. Chỉ lo, “đàn gảy tai trâu”.
2024-01-16
An – Thong dong giữa đời
Comments
Post a Comment